Giải thích các khái niệm cầu xe dẫn động 4WD, AWD, 4×4, 4×2

Lượt xem: 816

Khi tìm hiểu về ô tô, hẳn chúng ta sẽ tiếp xúc với rất nhiều khái niệm mới mẻ, từ đơn giản tới siêu khó hiểu. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản dẫn động 2WD, 4WD, AWD, 4×4… thường hay được các hãng xe ghi trên vỏ xe.

Cầu xe là gì?

Các kiểu dẫn động

Các kiểu dẫn động

Cầu xe là một hệ thống kim loại, nối hai bánh xe của ô tô lại với nhau. Mỗi xe sẽ có ít nhất 2 cầu.

Cầu chủ động là cầu truyền công suất của động cơ cũng như phân phối mô men xoắn tới bánh xe. Bên trong đó chứa hệ thống “vi sai”.

Dựa trên số lượng bánh xe chủ động ta sẽ có các khái niệm
Xe 4 bánh chủ động: Xe sẽ có cả 2 cầu đều là cầu chủ động  Động cơ truyền lực tới cả 4 bánh
  • 4WD: 4 Wheel Drive- xe dẫn động 4 bánh bán thời gian, người điều khiển linh hoạt chuyển đổi giữa việc sử dụng 1 cầu hay 2 cầu
  • AWD: All Wheel Drive- xe dẫn động 4 bánh toàn thời gian, thông qua hệ thống cảm biến và ecu, mọi việc được tự động điều khiển
  • Xe 4×4: xe có 4 bánh, cả 4 bánh chủ động
Xe 2 bánh chủ động: Xe chuyển động với một cầu chủ động duy nhất tùy theo mẫu xe, cầu trước hoặc cầu sau.

Xe 2 bánh chủ động

Xe 2 bánh chủ động

 

Loại dẫn động Ưu điểm Nhược điểm
Xe dẫn động cầu trước – Có thiết kế nhỏ gọn, không cần cac-đăng

– ít bảo dưỡng, linh hoạt khi di chuyển với tốc độ cao.

– Có sự tác động qua lại lẫn nhau lên bánh trước giữa lực lái và lực kéo

– Trọng lượng phân bố không đồng đều đối với xe con.

Xe dẫn động cầu sau – Không có sự tác động qua lại lên bánh xe trước giữa lực kéo với lực lái

– vượt trội về chịu tải, sức kéo

– Khả năng bám đường kém, đặc biệt đối với các đoạn trơn trượt nếu trọng lượng lên hai bánh sau thấp.
  • Những mẫu xe con thường được truyền chuyển động tới bánh trước do các ưu điểm ít bảo dưỡng, linh hoạt khi di chuyển với tốc độ cao.
  • Những mẫu xe khách, xe tải chuyên chở thì lại truyền chuyển động tới cầu sau thông qua trục cac-đăng nhờ những ưu điểm vượt trội về chịu tải, sức kéo.
  • Xe 4×2: xe 4 bánh và có 2 bánh chủ động, nếu 2 bánh trước được truyền chuyển động gọi là xe cầu trước chủ động( FWD), nếu 2 bánh sau được truyền chuyển động gọi là xe cầu sau chủ động (RWD)

Để hiểu cầu xe là gì không khó nhưng nắm bắt những tính năng sử dụng của chúng thì quả thực không phải chuyện dễ dàng. Hy vọng những thông tin kiến thức đã giúp bạn hiểu rõ về cầu xe và các loại dẫn động kí hiệu trên vỏ xe.

Bình luận bài viết

Tin tiêu điểm

Ô tô chở pallet chứa cấu kiện điện tử - Một số mẫu sàn con lăn

Ô tô chở pallet điện tử, sàn thùng lắp đặt con lăn, chiều cao lòng thùng khoảng 2,58 mm . Các thương hiệu nổi bật đóng xe pallet nhiều như isuzu, hino, dongfeng, vinhphat,Fonton Thaco.....Do nhu cầu của một số loại hàng hóa đặc biệt và cụ thể hàng hóa ở đây là Pallet điện tử phục vụ cho một số ngành công nghiệp điện tử , hàng không như SamSung, Cannon...

Cảm giác lái và độ an toàn giữa xe điện với xe xăng

Khi đặt lên "bàn cân" về các yếu tố như khí thải, tiếng ồn, tốc độ hay chi phí vận hành thì xe điện đều thể hiện sự vượt trội với các xe xăng/dầu truyền thống. Vậy còn cảm giác lái và độ an toàn thì sao?

6 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI KHI SỬ DỤNG BỬNG NHÔM ĐÓNG THÙNG XE TẢI

Nhôm là vật liệu tuyệt vời trong ngành cơ khí với nhiều tính năng ưu việt. Hiện nay, nhôm được ứng dụng nhiều trong ngành vận tải và mang lại chất lượng đáng kể so với các vật liệu trước đây. Bửng Nhôm Xe Tải chính là một ví dụ về điều đó. Vậy, bửng nhôm có gì? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Chẩn đoán hư hỏng động cơ thông qua màu sắc khí thải

Khí thải là một hình thức “giao tiếp” giữa ô tô với con người để cho chúng ta biết được động cơ đang có vấn đề. Thông thường, khí thải phát ra có 4 màu sắc: đen, trắng, xanh & xám. Dựa vào màu sắc khí thải, người kỹ thuật viên có thể đưa ra các chẩn đoán cơ bản về các vấn đề của động cơ. Từ đó, có thể tránh những hư hỏng không đáng có tiếp theo và đưa ra các biện pháp sửa chữa nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm, giúp tăng tuổi thọ động cơ.

5 loại bảo hiểm cho xe tải đầu kéo chủ phương tiện cần biết

Các loại bảo hiểm cho xe tải đầu kéo tham gia giao thông như Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe,tự nguyện, BH hàng hóa,Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và NNTX, Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ... chủ xe cần biết về quy định phạm vi , giải quyết bồi thường và các mức phí khi tham gia các gói bảo hiểm