Hệ thống khí động học Porsche Active Aerodynamics

Lượt xem: 225

Khi di chuyển ở tốc độ cao, ôtô chịu ảnh hưởng bởi nhiều lực cản khác nhau: lực cản lăn, lực quán tính, lực cản gió,… Để hạn chế các loại lực cản trên, không chỉ Porsche mà nhiều hãng xe khác đã phát triển khí động học khác nhau. Trên chiếc 911 Turbo S 2021 vừa ra mắt, hệ thống khí động học Porsche Active Aerodynamics mới được trình làng, tối ưu hơn hệ thống cũ.

Tối ưu hóa khí động học quyết định 50% giá trị của một chiếc siêu xe thể thao thực thụ ngày nay.

Công nghệ khí động học Porsche Active Aerodynamics (PAA) sẽ cải thiện tối đa lực ép xuống mặt đường (Downforce) nhằm gia tăng cảm giác lái, tăng cường tính ổn định khi di chuyển ở tốc độ cao, đồng thời có thể tiết kiệm thêm “một ít” lượng nhiên liệu.

Tiết kiệm nhiên liệu, nhiều người sẽ thắc mắc: “Thật phi lí với việc sử dụng siêu xe mà đòi hỏi tiết kiệm nhiên liệu.” Tuy nhiên, Porsche luôn tìm mọi cách để đẩy đến giới hạn cao nhất mà họ muốn đạt được, không loại trừ khả năng cuối là tiết kiệm nhiên liệu.

Porsche 911 Turbo S 2021

PAA sẽ điều chỉnh lưu lượng dòng không khí thay đổi xung quanh xe khi các cánh gió được mở. Tổng cộng, có tám cấp độ trong việc thay đổi khí động học, mỗi cấp sẽ đạt được nhờ sự kết hợp bởi các thành phần trong hệ thống khí động học khi kích hoạt. Hệ số cản của 911 Turbo S cũng thay đổi tùy thuộc vào sự chọn lựa cấp độ khí động học khác nhau, giá trị thấp nhất đạt được là 0,33.

Hệ thống Porsche Active Aerodynamics bao gồm ba bộ phận chính có thể thay đổi khí động học trên chiếc 911 Turbo S 2021 theo từng cấp độ.

1. Cánh lướt gió phía sau:

Phiên bản cánh lướt gió đời mới này nhẹ hơn khoảng nửa kg so với đời trước nhờ sử dụng loại vật liệu đặc biệt. Không những thế, loại cánh lại có kích thước rộng hơn 8% so với các phiên bản trước.

Khi vận hành ở tốc độ cao, khi người lái đạp nhẹ vào chân phanh, cánh gió ngay lập tức nâng lên vị trí Performance, vận hành như một hệ thống phanh bổ trợ, tăng thêm lực cản. Porsche tiết lộ Active Aerodynamics sẽ giúp cắt ngắn quãng đường phanh, đồng thời gia tăng tính ổn định nếu xe vào phanh gấp.

Ở chế độ Wet Mode, cánh lướt gió sẽ được nâng cao nhất nhằm giúp xe gia tăng độ bám xuống mặt đường, đặc biệt khi gặp loại đường trơn trượt gây nguy hiểm khi xe chạy ở tốc độ cao. Nhờ đó, 911 Turbo S đạt được quãng đường phanh ngắn hơn và độ ổn định lái cao hơn.

Chế độ Wet Mode

Điều chỉnh cánh gió trong chế độ Wet Mode, dòng khí sẽ đi xuống khe hở lớn dưới cánh gió sau

Khi xe đạt vận tốc cao hơn 260 km/h, cánh gió vào vị trí Performance II nhằm giảm tối đa ảnh hưởng của góc giữa vecto dòng không khí và véc-tơ trục dọc của xe tác động lên xe. Tư thế của cánh gió lúc bấy giờ giúp giảm lực cản cũng như giảm áp lực lên lốp sau.

Dòng khí đi lên phía trên của cánh gió sau ở chế độ Sport Plus

2. Cánh lướt gió phía trước:

Hầu hết các siêu xe hiện đại ngày nay đã loại bỏ cánh lướt gió phía trước thế nhưng Porsche đã tận dụng và khắc phục được nó trong việc ứng dụng vào hệ thộng PAA này.

Cánh lướt gió phía trước (cánh màu đen phía dưới cuối) có thể đóng mở

Cánh gió trước của 911 Turbo S 2021 được đặt nằm ngay dưới cản trước, bên trong là một hệ thống mô-đun nhỏ điều khiển cánh gió trồi ra thụt vào vào một cách nhanh chóng. Cánh lướt gió trước cũng chịu trách nhiệm tăng lực ép xuống mặt đừng, giảm lực nâng của gió lên đầu xe.

3. Cánh gió làm mát:

Siêu xe Porsche 911 Turbo S 2021 là chiếc xe đầu tiên được trang bị loại cánh đặc biệt này. Những cánh gió nhỏ được xếp nằm bên trong hốc hút gió có thể liên tục điều chỉnh nghiêng theo những góc khác nhau (tùy vào cấp vận hành) để cân chỉnh lượng gió đi vào bên trong bộ phận tản nhiệt.

Việc điều chỉnh loạt cánh gió này phụ thuộc vào hệ thống điều khiển, ECU tính toán hợp lí cân bằng giữa việc làm mát động cơ hay thay đổi tính khí động học thích hợp theo từng cấp vận hành.

Cánh làm mát màu vàng

Khi vận hành ở tốc độ dưới 70 km/h, cánh gió đóng lại và sẽ mở ra 100% khi xe chạy ở tốc độ trên 150 km/h. Ngoài ra, khi người lái chọn thiết lập xe ở chế độ Sport, Sport Plus và Wet, cũng như khi tắt ổn định thân xe điện tử thì các cánh gió làm mát này cũng sẽ mở ra. Bên cạnh đó, khi sử dụng chế độ Performance với Sport Plus, lực cản gió đã giảm đi tối đa rơi vào khoảng 170 kg, một rất con số ấn tượng.

So với “người đàn anh” đi trước, hệ thống PAA được áp dụng trên chiếc Porsche 911 Turbo S 2021 đã giúp cải thiện lực ép xuống mặt đường đến 15%. Dự kiến thì xe sẽ bắt đầu có mặt tại các đại lý từ cuối năm nay, giá bán tại Mỹ từ 204.850 USD cho phiên bản Coupe và 217.650 USD cho phiên bản Cabriolet (mui xếp mềm).

Bình luận bài viết

Tin tiêu điểm

Ô tô chở pallet chứa cấu kiện điện tử - Một số mẫu sàn con lăn

Ô tô chở pallet điện tử, sàn thùng lắp đặt con lăn, chiều cao lòng thùng khoảng 2,58 mm . Các thương hiệu nổi bật đóng xe pallet nhiều như isuzu, hino, dongfeng, vinhphat,Fonton Thaco.....Do nhu cầu của một số loại hàng hóa đặc biệt và cụ thể hàng hóa ở đây là Pallet điện tử phục vụ cho một số ngành công nghiệp điện tử , hàng không như SamSung, Cannon...

Cảm giác lái và độ an toàn giữa xe điện với xe xăng

Khi đặt lên "bàn cân" về các yếu tố như khí thải, tiếng ồn, tốc độ hay chi phí vận hành thì xe điện đều thể hiện sự vượt trội với các xe xăng/dầu truyền thống. Vậy còn cảm giác lái và độ an toàn thì sao?

6 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI KHI SỬ DỤNG BỬNG NHÔM ĐÓNG THÙNG XE TẢI

Nhôm là vật liệu tuyệt vời trong ngành cơ khí với nhiều tính năng ưu việt. Hiện nay, nhôm được ứng dụng nhiều trong ngành vận tải và mang lại chất lượng đáng kể so với các vật liệu trước đây. Bửng Nhôm Xe Tải chính là một ví dụ về điều đó. Vậy, bửng nhôm có gì? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Chẩn đoán hư hỏng động cơ thông qua màu sắc khí thải

Khí thải là một hình thức “giao tiếp” giữa ô tô với con người để cho chúng ta biết được động cơ đang có vấn đề. Thông thường, khí thải phát ra có 4 màu sắc: đen, trắng, xanh & xám. Dựa vào màu sắc khí thải, người kỹ thuật viên có thể đưa ra các chẩn đoán cơ bản về các vấn đề của động cơ. Từ đó, có thể tránh những hư hỏng không đáng có tiếp theo và đưa ra các biện pháp sửa chữa nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm, giúp tăng tuổi thọ động cơ.

5 loại bảo hiểm cho xe tải đầu kéo chủ phương tiện cần biết

Các loại bảo hiểm cho xe tải đầu kéo tham gia giao thông như Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe,tự nguyện, BH hàng hóa,Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và NNTX, Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ... chủ xe cần biết về quy định phạm vi , giải quyết bồi thường và các mức phí khi tham gia các gói bảo hiểm