Hiểu sâu hơn về bảo hiểm bắt buộc TNDS cho xe ô tô và các mức phí quy định

Lượt xem: 303

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu chủ xe không mang theo Giấy chứng nhận hoặc giấy không còn hiệu lực sẽ bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ; ôtô từ 400.000đ đến 600.000đ. Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới là bạn đã chấp hành đúng chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước và luật giao thông đường bộ.

Tại sao phải mua Bảo  hiểm  TNDS bắt buộc cho xe ô tô ?

Bảo hiểm TNDS xe ô tô là Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc mà chủ xe cơ giới phải có, được quy định trong Nghị Định 46 năm 2016 của Chính Phủ.
Đối với ôtô, xe máy khi giao thông trên đường, luật quy định chủ xe phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Loại bảo hiểm này là gì? Vì sao Chính phủ bắt buộc các chủ xe phải mua?
Tai nạn giao thông (TNGT) luôn là hiểm họa bất ngờ, thường gây ra thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. 
Theo thống kê, mỗi năm số nạn nhân bị thiệt mạng do TNGT tại Việt Nam trên 8.000 người, chưa kể số người bị thương tật hoặc tàn phế. Việc này để lại nỗi đau dai dẳng và có thể đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh ly tán, tạo ra gánh nặng về kinh tế cho cả gia đình chủ xe, người bị nạn và xã hội.
Việc giải quyết hậu quả TNGT là vấn đề phức tạp, phát sinh tranh chấp kép dài. Trong thực tế sẽ xảy ra những trường hợp: Lái xe bị thương hoặc bị chết sau vụ tai nạn mà việc bồi thường hầu hết do lái xe gánh chịu nên bên cạnh việc khắc phục hậu quả tai nạn do chính mình, chủ xe (lái xe) khó có khả năng chi trả đồng thời cho người bị hại; Có những trường hợp lái xe gây tai nạn bỏ trốn để tránh trách nhiệm vì khả năng tài chính của họ trước mắt cũng như lâu dài không đủ khả năng bồi thường, vì thế lợi ích của người bị hại trong TNGT khó có thể được bảo đảm, gặp khó khăn trong việc khắc phục hậu quả.
Từ những lý do nêu trên, nếu không có biện pháp thích hợp thì TNGT luôn là gánh nặng cho xã hội. Cần phải có những biện pháp tích cực nhằm đảm bảo cho người bị TNGT ổn định về tài chính và khắc phục hậu quả.
Vì vậy, xây dựng một quỹ bảo hiểm để có thể giải quyết khắc phục hậu quả các vụ TNGT, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người bị hại, ổn định tài chính cho chủ xe là việc cần thiết và đáp ứng yêu cầu phát triển của đời sống, xã hội.
Việc bắt buộc chủ xe cơ giới mua bảo hiểm TNDS là phù hợp với cơ chế thị trường. Đây là một chủ trường, chính sách đúng đắn phù hợp với bước đi của nền kinh tế nước ta hiện nay, bảo đảm quyền lợi của người bị thiệt hại trong những vụ TNGT, đồng thời góp phần thực hiện tốt kỷ cương xã hội.
 
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu chủ xe không mang theo Giấy chứng nhận hoặc giấy không còn hiệu lực sẽ bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ; ôtô từ 400.000đ đến 600.000đ. Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới là bạn đã chấp hành đúng chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước và luật giao thông đường bộ.
ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM 
     Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
PHẠM VI BẢO HIỂM
    Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
    Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra
SỐ TIỀN BẢO HIỂM
     Đối với ô tô:
+    Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người : 100.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
+    Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản: 100.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.

 Loại trừ bảo hiểm TNDS  bắt buộc chính

- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.

- Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.  Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

Biểu phí bảo hiểm TNDS  của chủ xe cơ giới 

Số TT

Loại xe

Phí BH năm chưa VAT (đ)

Phí BH năm đã VAT (đ)

I

Mô tô 2 bánh

 

 

1

Từ 50 cc trở xuống

55.000

60,500

2

Trên 50 cc

60.000

66,000

II

Xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự

290.000

319,000

III

Xe ô tô không kinh doanh vận tải

 

 

1

Loại xe dưới 6 chỗ ngồi

437.000

480,700

2

Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi

794.000

873,400

3

Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi

1.270.000

1,397,000

4

Loại xe trên 24 chỗ ngồi

1.825.000

2,007,500

5

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)

933.000

1,026,300

IV

Xe ô tô kinh doanh vận tải

 

-

1

Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký

756.000

831,600

2

6 chỗ ngồi theo đăng ký

929.000

1,021,900

3

7 chỗ ngồi theo đăng ký

1.080.000

1,188,000

4

8 chỗ ngồi theo đăng ký

1.253.000

1,378,300

5

9 chỗ ngồi theo đăng ký

1.404.000

1,544,400

6

10 chỗ ngồi theo đăng ký

1.512.000

1,663,200

7

11 chỗ ngồi theo đăng ký

1.656.000

1,821,600

8

12 chỗ ngồi theo đăng ký

1.822.000

2,004,200

9

13 chỗ ngồi theo đăng ký

2.049.000

2,253,900

10

14 chỗ ngồi theo đăng ký

2.221.000

2,443,100

11

15 chỗ ngồi theo đăng ký

2.394.000

2,633,400

12

16 chỗ ngồi theo đăng ký

3.054.000

3,359,400

13

17 chỗ ngồi theo đăng ký

2.718.000

2,989,800

14

18 chỗ ngồi theo đăng ký

2.869.000

3,155,900

15

19 chỗ ngồi theo đăng ký

3.041.000

3,345,100

16

20 chỗ ngồi theo đăng ký

3.191.000

3,510,100

17

21 chỗ ngồi theo đăng ký

3.364.000

3,700,400

18

22 chỗ ngồi theo đăng ký

3.515.000

3,866,500

19

23 chỗ ngồi theo đăng ký

3.688.000

4,056,800

20

24 chỗ ngồi theo đăng ký

4.632.000

5,095,200

21

25 chỗ ngồi theo đăng ký

4.813.000

5,294,300

22

Trên 25 chỗ ngồi

[4.813.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi - 25 chỗ)]

5,294,300 + [33.000 x (số chỗ ngồi của xe – 25)]

V

Xe ô tô chở hàng (xe tải)

 

 

1

Dưới 3 tấn

853.000

938,300

2

Từ 3 đến 8 tấn

1.660.000

1,826,000

3

Trên 8 đến 15 tấn

2.746.000

3,020,600

4

Trên 15 tấn

3.200.000

3,520,000

Phí BH tai nạn người ngồi trên xe: 0.1% x MTN (dưới 50trđ)

Biểu phí trong một số trường hợp khác 

1. Xe tập lái
Tính bằng 120% của phí xe cùng chủng loại quy định mục III và mục V.
2. Xe Taxi
Tính bằng 170% của phí xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi quy định tại mục IV.
3. Xe ô tô chuyên dùng
- Phí bảo hiểm của xe cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe pickup.
- Phí bảo hiểm của xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ ngồi quy định tại mục III.
- Phí bảo hiểm của các loại xe chuyên dùng khác được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải quy định tại mục V.
4. Đầu kéo rơ-moóc
Tính bằng 150% của phí xe trọng tải trên 15 tấn. Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơ-moóc là phí của cả đầu kéo và rơ-moóc.
5. Xe máy chuyên dùng
Tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng dưới 3 tấn quy định tại mục V.
6. Xe buýt
Tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ ngồi quy định tại mục III.

 

Bình luận bài viết

Tin tiêu điểm

Ô tô chở pallet chứa cấu kiện điện tử - Một số mẫu sàn con lăn

Ô tô chở pallet điện tử, sàn thùng lắp đặt con lăn, chiều cao lòng thùng khoảng 2,58 mm . Các thương hiệu nổi bật đóng xe pallet nhiều như isuzu, hino, dongfeng, vinhphat,Fonton Thaco.....Do nhu cầu của một số loại hàng hóa đặc biệt và cụ thể hàng hóa ở đây là Pallet điện tử phục vụ cho một số ngành công nghiệp điện tử , hàng không như SamSung, Cannon...

Cảm giác lái và độ an toàn giữa xe điện với xe xăng

Khi đặt lên "bàn cân" về các yếu tố như khí thải, tiếng ồn, tốc độ hay chi phí vận hành thì xe điện đều thể hiện sự vượt trội với các xe xăng/dầu truyền thống. Vậy còn cảm giác lái và độ an toàn thì sao?

6 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI KHI SỬ DỤNG BỬNG NHÔM ĐÓNG THÙNG XE TẢI

Nhôm là vật liệu tuyệt vời trong ngành cơ khí với nhiều tính năng ưu việt. Hiện nay, nhôm được ứng dụng nhiều trong ngành vận tải và mang lại chất lượng đáng kể so với các vật liệu trước đây. Bửng Nhôm Xe Tải chính là một ví dụ về điều đó. Vậy, bửng nhôm có gì? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Chẩn đoán hư hỏng động cơ thông qua màu sắc khí thải

Khí thải là một hình thức “giao tiếp” giữa ô tô với con người để cho chúng ta biết được động cơ đang có vấn đề. Thông thường, khí thải phát ra có 4 màu sắc: đen, trắng, xanh & xám. Dựa vào màu sắc khí thải, người kỹ thuật viên có thể đưa ra các chẩn đoán cơ bản về các vấn đề của động cơ. Từ đó, có thể tránh những hư hỏng không đáng có tiếp theo và đưa ra các biện pháp sửa chữa nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm, giúp tăng tuổi thọ động cơ.

5 loại bảo hiểm cho xe tải đầu kéo chủ phương tiện cần biết

Các loại bảo hiểm cho xe tải đầu kéo tham gia giao thông như Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe,tự nguyện, BH hàng hóa,Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và NNTX, Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ... chủ xe cần biết về quy định phạm vi , giải quyết bồi thường và các mức phí khi tham gia các gói bảo hiểm