Nhiều bộ ngành đề xuất sửa quy định tỷ lệ nội địa hóa ô tô

Lượt xem: 113

Nhiều bộ ngành, doanh nghiệp cho rằng, phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa ô tô như hiện nay không phù hợp, cần sửa đổi phù hợp với thực tế.

Ngày 15/9/2021, Bộ KHCN lấy ý kiến đóng góp của các bộ ngành vào dự thảo thông tư bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ KHCN ban hành, quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô và mức độ rời rạc của các linh kiện ô tô nhập khẩu.

nhiều bộ ngành đề xuất sửa quy định tỷ lệ nội địa hóa ô tô

Các cấu phần tạo nên tế bào (cell) khối pin xe điện do VinFast sản xuất tại Việt Nam.

Trao đổi với PV, ông Trần Quang Hà (Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ GTVT) cho biết, đến thời điểm này sản xuất lắp ráp ô tô đã thay đổi, định nghĩa về nội địa hóa, độ rời rạc của linh kiện cũng cần phải đồng bộ với thông lệ quốc tế đang được các nước ASEAN và trên thế giới áp dụng.

Sự khác biệt là thế giới dựa theo tỉ lệ phần trăm về giá trị sản xuất trong nước, trong khi Việt Nam đang sử dụng cách tính tỉ lệ nội địa hóa theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước. Theo các hiệp định hiện hành giữa Việt Nam và các thành viên ASEAN, xe nguyên chiếc được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% nếu đạt tỷ lệ nội địa hóa nội khối từ 40% trở lên.

Trong văn bản góp ý ngày 20/10/2021, Bộ GTVT cho rằng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 116/2017 về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Ngoài ra, nghị định 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ lại giao Bộ KHCN “chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về mức độ rời rạc, đảm bảo phù hợp với thực tế”.

"Căn cứ các quy định hiện hành dẫn trên, thực tiễn phát triển của công nghệ sản xuất ô tô cũng như tính phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, Bộ GTVT nhận thấy các quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô của Bộ KH&CN như hiện nay sẽ gây chồng chéo về quản lý, tạo thêm rào cản cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, do đó cần phải được rà soát bãi bỏ cho phù hợp", trích văn bản.

Ngày 25/10/2021, trong văn bản góp ý của Bộ Công thương gửi Bộ KHCN về việc rà soát quy định này, Bộ Công thương nêu quan điểm: "Phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa ô tô tại văn bản 28/2004/QĐ-BKHCN đã không còn phù hợp với thực tiễn sản xuất ô tô, định hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ". Về phương pháp xác định độ rời rạc của bộ linh kiện, Bộ Công thương cũng cho rằng Bộ KHCN cần xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định này cho phù hợp với quy định tại nghị định 57/2020.

Trao đổi về nội dung này, ông Phạm Văn Dũng - Tổng Giám đốc Ford Việt Nam cũng nhận định: "Hiện nay việc sản xuất lắp ráp các bộ linh kiện rời rạc thành sản phẩm hoàn thiện, cần phải tuân thủ các luật chơi chung của các hiệp định ATIGA mà Việt Nam làm thành viên, do đó việc cập nhật quy định là rất cần thiết, tăng sức cạnh tranh cho nhà sản xuất trong nước".

Kiến nghị Thủ tướng bãi bỏ cách tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô

Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho rằng phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa hiện nay gây chồng chéo, không phù hợp thực tiễn. Ngày 15/2/2022, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, văn bản nêu: “Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp tính tỷ lệ nội địa hoá theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước. Với cách tính này, mỗi cụm linh kiện, phụ tùng chính được áp một điểm số và quy ra một tỷ lệ (%) nội địa hóa nhất định mà không phụ thuộc vào giá trị linh kiện, phụ tùng đó”.

VAMI nhận thấy, các văn bản trên của Bộ KHCN không còn phù hợp quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gây chồng chéo, không phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn sản xuất kinh doanh ô tô. “Tuy nhiên, đến thời điểm này, hơn 7 năm từ quyết định 1168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, Bộ KHCN chưa ban hành văn bản bãi bỏ và công bố công khai trên thông tin đại chúng”, trích văn bản.

kiến nghị thủ tướng bãi bỏ cách tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô

Lắp ráp xe bán tải Ford Ranger tại nhà máy ở Hải Dương

“Vì vậy, VAMI kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ KHCN sớm bãi bỏ các quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước ASEAN với thuế suất 0%”, văn bản của VAMI nêu.

Trong văn bản kiến nghị với hiệp hội VAMI, một doanh nghiệp thành viên là nhà sản xuất ô tô Thaco cho hay, cách tính toán và xác định tỷ lệ nội địa hóa như trên đã không còn phù hợp với thực tiễn công nghệ sản xuất ô tô trên thế giới hiện nay. Với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển, các tính năng và linh kiện trên ô tô ngày càng đổi mới, hiện đại và chiếm tỷ trọng giá trị lớn so với giá trị của chiếc xe, nhất là với các dòng xe con cao cấp, xe điện…

Trước đó, trong văn bản góp ý ngày 20/10/2021, Bộ GTVT nêu: "Căn cứ các quy định hiện hành dẫn trên, thực tiễn phát triển của công nghệ sản xuất ô tô cũng như tính phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, Bộ GTVT nhận thấy các quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô của Bộ KHCN như hiện nay sẽ gây chồng chéo về quản lý, tạo thêm rào cản cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, do đó cần phải được rà soát bãi bỏ cho phù hợp".

Ngày 25/10/2021, trong văn bản góp ý của Bộ Công thương gửi Bộ KHCN về việc rà soát quy định này, Bộ Công thương nêu quan điểm: "Phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa ô tô tại văn bản 28/2004/QĐ-BKHCN đã không còn phù hợp với thực tiễn sản xuất ô tô, định hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ".

Về phương pháp xác định độ rời rạc của bộ linh kiện, Bộ Công thương cũng cho rằng Bộ KHCN cần xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định này cho phù hợp với quy định tại nghị định 57/2020.

Hôm 28/2/2022, một chuyên viên Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ KHCN) cho hay, cơ quan này đã hoàn tất lấy ý kiến với dự thảo thông tư bãi bỏ các quy định này. “Dự thảo cuối cùng trình lãnh đạo bộ dự kiến là bãi bỏ toàn bộ 3 văn bản nói trên. Hiện lãnh đạo Bộ đang xem xét”, vị này nói.

Nguồn: vr.org.vn

Bình luận bài viết

Tin tiêu điểm

Ô tô chở pallet chứa cấu kiện điện tử - Một số mẫu sàn con lăn

Ô tô chở pallet điện tử, sàn thùng lắp đặt con lăn, chiều cao lòng thùng khoảng 2,58 mm . Các thương hiệu nổi bật đóng xe pallet nhiều như isuzu, hino, dongfeng, vinhphat,Fonton Thaco.....Do nhu cầu của một số loại hàng hóa đặc biệt và cụ thể hàng hóa ở đây là Pallet điện tử phục vụ cho một số ngành công nghiệp điện tử , hàng không như SamSung, Cannon...

Cảm giác lái và độ an toàn giữa xe điện với xe xăng

Khi đặt lên "bàn cân" về các yếu tố như khí thải, tiếng ồn, tốc độ hay chi phí vận hành thì xe điện đều thể hiện sự vượt trội với các xe xăng/dầu truyền thống. Vậy còn cảm giác lái và độ an toàn thì sao?

6 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI KHI SỬ DỤNG BỬNG NHÔM ĐÓNG THÙNG XE TẢI

Nhôm là vật liệu tuyệt vời trong ngành cơ khí với nhiều tính năng ưu việt. Hiện nay, nhôm được ứng dụng nhiều trong ngành vận tải và mang lại chất lượng đáng kể so với các vật liệu trước đây. Bửng Nhôm Xe Tải chính là một ví dụ về điều đó. Vậy, bửng nhôm có gì? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Chẩn đoán hư hỏng động cơ thông qua màu sắc khí thải

Khí thải là một hình thức “giao tiếp” giữa ô tô với con người để cho chúng ta biết được động cơ đang có vấn đề. Thông thường, khí thải phát ra có 4 màu sắc: đen, trắng, xanh & xám. Dựa vào màu sắc khí thải, người kỹ thuật viên có thể đưa ra các chẩn đoán cơ bản về các vấn đề của động cơ. Từ đó, có thể tránh những hư hỏng không đáng có tiếp theo và đưa ra các biện pháp sửa chữa nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm, giúp tăng tuổi thọ động cơ.

5 loại bảo hiểm cho xe tải đầu kéo chủ phương tiện cần biết

Các loại bảo hiểm cho xe tải đầu kéo tham gia giao thông như Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe,tự nguyện, BH hàng hóa,Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và NNTX, Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ... chủ xe cần biết về quy định phạm vi , giải quyết bồi thường và các mức phí khi tham gia các gói bảo hiểm