Cảm biến vị trí bướm ga: cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các hư hỏng thường gặp

Lượt xem: 12444

Cảm biến vị trí cánh bướm thực chất là một dạng biến trở thay đổi theo vị trí bướm ga và gửi thông tin vị trí về máy tính để xử lý thông tin nhằm tối ưu hóa lượng nhiên liệu được phun ra. Cảm biến vị trí bướm ga (TPS) có nhiệm vụ xác định độ mở của bướm ga và gửi thông tin về ECU để điều chỉnh lượng phun nhiên liệu cho hợp lý

Cảm biến bướm ga được lắp trên cổ họng gió. Cảm biến này biến đổi góc mở bướm ga thành điện áp , được  truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga ( MTA ) : Ngoài ra , một số thiết bị truyền một tín hiệu IDL riêng biệt . Các bộ phận khác xác định nó lúc tại thời điểm chạy không tải khi điện áp VTA này ở dưới giá trị chuẩn . Hiện nay , có 2 loại , loại tuyến tính và loại có phần tử Hall được sử dụng . Ngoài ra, đầu ra 2 hệ thống được sử dụng để tăng độ tin cậy

cảm biến vị trí bướm ga

Cảm biến bướm ga loại tiếp điểm

Loại cảm biến vị trí bướm ga này dùng tiếp điểm không tải ( IDL ) và tiếp điểm trợ tải ( PSW ) để phát hiện xem động cơ đang chạy không tải hoặc đang chạy dưới tải trọng lớn . Khi bướm ga được đóng hoàn toàn , tiếp điểm IDL đóng ON và tiếp điểm PSW ngắt OFF . ECU động cơ xác định rằng động cơ đang chạy không tải . Khi đạp bàn đạp ga , tiếp điểm IDL sẽ bị ngắt OFF , và khi bướm ga mở quá một điểm xác định , tiếp điểm PSW sẽ đóng ON , tại thời điểm này ECU động cơ xác định rằng động cơ đang chạy dưới tải nặng .

cảm biên bướm ga loại tiếp điểm

Cảm biến bướm ga loại tuyến tính

Cảm biến này gồm có Con trượt và một điện trở , và các tiếp điểm cho các tín hiệu IDL và VTA được cung cấp ở các đầu của mỗi tiếp điểm . Khi tiếp điểm này trượt dọc theo điện trở đồng thời với gốm mở bướm ga , điện áp này được đặt vào cực VTA theo tỷg thuận với góc mở của bướm ga . Khi bướm ga được đóng lại hoàn toàn , tiếp điểm của tín hiệu IDL được nối với các cực IDL và E2 .

Các cảm biến vị trí bướm ga loại tuyến tính hiện nay có các kiểu không có tiếp điểm IDL hoặc các kiểu có tiếp điểm IDL nhưng nó không được nối với ECU động CƠ .

Các kiểu này dùng tín hiệu VTA để thực hiện việc điều khiển đã nhớ và phát hiện trạng thái chay không tải . Một số kiểu sử dụng tín hiệu ra hai hệ thống ( VTA1 , VTA2 ) để tăng độ tin cậy .

cảm biến bướm ga loại tuyến tính

Cảm biến bướm ga loại phần tử hall

Cảm biến vị trí bướm ga loại phần tử Hall gồm có các mạch IC Hall làm bằng các phần tử Hall và các nam châm quay quanh chúng. Các nam châm được lắp ở trên trục bướm ga và quay cùng với bướm ga

cảm biến bướm ga loại phần tử hall

Khi bướm ga mở, các nam châm quay cùng một lúc và các nam châm này thay đổi vị trí của chúng. Vào lúc đó, IC Hall phát hiện sự thay đổi từ thông gây ra bởi sự thay đổi của vị tri nam châm và tạo d điện áp ra của hiệu ứng Hall từ các cực VTA1 và VTA2 theo mức thay đổi này . Tín hiệu này được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga , Cảm biến này không chỉ phát hiện chính xác độ mở của bướm ga , mà còn sử dụng phương pháp không tiếp điểm và có cấu tạo đơn giản , vì thế nó không dễ bị hỏng . Ngoài ra , để duy trì độ tin cậy của cảm biến này, nó phát ra các tín hiệu từ hai hệ thống có các tính chất khác nhau ,

Các hư hỏng thường gặp đối với cảm biến vị trí bướm ga

Trong quá trình sử dụng, hư hỏng các cảm biến là điều không tránh khỏi. Sau đây là một số hư hỏng cảm biến bướm ga thường gặp:

  • Lỏng giắc cắm
  • Đứt dây
  • Hộp ECU bị hư nên báo lỗi cảm biến bướm ga
  • Mòn mạch trở than hoặc IC hall hư hỏng
  • Dây tín hiệu chạm mát, chạm dương

Ngoài ra, động cơ có thể xuất hiện các tình trạng sau nếu tín hiệu từ TPS bất thường:

  • Gia tốc kém
  • Nhiên liệu tiêu hao tăng đột biến
  • Tốc độ không tải không ổn định
  • Nồng độ HC, CO trong khí thải cao

Cách thức kiểm tra cảm biến bướm ga

Với cảm biến loại tiếp điểm

  • Kiểm tra tiếp điểm IDL xem khi bướm ga đóng kín có nối với chân E2 không và khi khẽ lên ga thì tiếp điểm này có ngắt không. Kiểm tra khi bướm ga mở lớn hơn 50% thì chân PSW có nối với chân E2 không và khi buông bướm ga trở về thì chân PSW có tách biệt với chân E2 không.

Với cảm biến tuyến tính và Hall

  • Với cách thức này, việc đầu tiên bạn cần làm là rút giắc điện. Sau đó tiến hành kiểm tra chân tín hiệu, chân mát và chân cảm biến có nguồn 5V. Giá trị điện áp phải tăng dần hoặc giảm dần tại chân Signal khi cánh bướm ga thay đổi độ mở và không bị gián đoạn ở điểm nào.

kiểm tra bướm ga

Tiến hành kiểm tra chân tín hiệu, chân mát và chân cảm biến có nguồn 5V

Tìm hiểu thêm các tin tức khác và đăng tin mua - bán xe tại Xetai123.

Các chủ đề khác có liên quan:

1. Tin tức về chính sách cập nhật cho các bác tài

2. Kiến thức-kinh nghiệm vận hành và sửa chữa xe

3. Góc xem xế xịn

4. Tìm xe đầu tư-bán xe-nâng cấp

5. Bảng giá xe tải

Bình luận bài viết

Tin tiêu điểm

Ô tô chở pallet chứa cấu kiện điện tử - Một số mẫu sàn con lăn

Ô tô chở pallet điện tử, sàn thùng lắp đặt con lăn, chiều cao lòng thùng khoảng 2,58 mm . Các thương hiệu nổi bật đóng xe pallet nhiều như isuzu, hino, dongfeng, vinhphat,Fonton Thaco.....Do nhu cầu của một số loại hàng hóa đặc biệt và cụ thể hàng hóa ở đây là Pallet điện tử phục vụ cho một số ngành công nghiệp điện tử , hàng không như SamSung, Cannon...

Cảm giác lái và độ an toàn giữa xe điện với xe xăng

Khi đặt lên "bàn cân" về các yếu tố như khí thải, tiếng ồn, tốc độ hay chi phí vận hành thì xe điện đều thể hiện sự vượt trội với các xe xăng/dầu truyền thống. Vậy còn cảm giác lái và độ an toàn thì sao?

6 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI KHI SỬ DỤNG BỬNG NHÔM ĐÓNG THÙNG XE TẢI

Nhôm là vật liệu tuyệt vời trong ngành cơ khí với nhiều tính năng ưu việt. Hiện nay, nhôm được ứng dụng nhiều trong ngành vận tải và mang lại chất lượng đáng kể so với các vật liệu trước đây. Bửng Nhôm Xe Tải chính là một ví dụ về điều đó. Vậy, bửng nhôm có gì? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Chẩn đoán hư hỏng động cơ thông qua màu sắc khí thải

Khí thải là một hình thức “giao tiếp” giữa ô tô với con người để cho chúng ta biết được động cơ đang có vấn đề. Thông thường, khí thải phát ra có 4 màu sắc: đen, trắng, xanh & xám. Dựa vào màu sắc khí thải, người kỹ thuật viên có thể đưa ra các chẩn đoán cơ bản về các vấn đề của động cơ. Từ đó, có thể tránh những hư hỏng không đáng có tiếp theo và đưa ra các biện pháp sửa chữa nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm, giúp tăng tuổi thọ động cơ.

5 loại bảo hiểm cho xe tải đầu kéo chủ phương tiện cần biết

Các loại bảo hiểm cho xe tải đầu kéo tham gia giao thông như Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe,tự nguyện, BH hàng hóa,Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và NNTX, Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ... chủ xe cần biết về quy định phạm vi , giải quyết bồi thường và các mức phí khi tham gia các gói bảo hiểm